Với mỗi bạn gái kì nguyệt san hàng tháng không chỉ là một điều hiển nhiên. Đây còn là dấu hiệu để bạn biết được sức khỏe của bản thân đang như thế nào. Nhiều bạn ở tuổi dậy thì vẫn luôn thắc mắc không biết chậm kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có bất thường không? Bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Hỏi: “Chào các bác sĩ, cháu năm nay 15 tuổi. Mấy tháng trở lại đây kinh nguyệt của bản thân cháu có sự bất thường không được đều đặn. Nếu so với tháng trước tháng này cháu đã bị chậm kinh 2 tuần. Mặc dù chưa hề có quan hệ tình dục hay tiếp xúc đặc biệt nào nhưng cháu vẫn mua que thử và kết quả cháu không mang thai. Tuy nhiên cháu vẫn rất lo lắng không biết nguyên nhân tại sao lại bị chậm kinh. Rất mong các bác sĩ giải thích sớm cho cháu. Cháu cảm ơn nhiều ạ.”
Bác sĩ phòng khám đa khoa Kinh Đô trả lời:
Trước tiên chúng tôi cảm ơn cháu đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho phòng khám. Thắc mắc của cháu chúng tôi xin được trả lời như sau:
Nguyên nhân chậm kinh ở tuổi dậy thì
Các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Kinh Đô Bắc Giang cho biết, hiện tượng chậm kinh nguyệt thường xảy ra ở hơn 80% nữ giới trong độ tuổi dậy thì. Nguyên nhân có thể đề cập tới cụ thể là:
Do yếu tố tâm lý
Trong 3 năm đầu kể từ khi có kinh nguyệt, kì kinh rất khó để nằm trong khoảng từ 28 tới 35 ngày. Kinh nguyệt khi ấy thường không đúng trật trự và không suôn sẻ. Biểu hiện thường xuyên nhất là rối loạn và không tuân theo quy luật nào cả.
Về số ngày hành kinh: thông thường số ngày hành kinh sẽ ở trong khoảng từ 3 đến 7 ngày. Nhưng ở lứa tuổi dậy thì có trường hợp lại ít hơn 3 ngày hay nhiều hơn 7 ngày. Bởi vậy khi đang ở trong lứa tuổi dậy thì việc bạn bị chậm kinh nguyệt là rất bình thường. Lúc này cơ quan sinh dục và sinh sản của nữ giới chưa được phát triển một cách hoàn thiện. Hàm lượng hormone estrogen trong cơ thể sinh ra cũng chưa được bình thường và ổn định. Do đó ở lứa tuổi này bạn cần:
- Sắp xếp thời gian sinh hoạt, học tập và nghỉ ngơi một cách hợp lý
- Không ăn đồ cay nóng, không thức khuya hay dùng các loại chất kích thích
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và điều độ để đảm bảo sức khỏe
- Chú ý vệ sinh vùng kín và vệ sinh cá nhân mỗi ngày
- Ở mỗi kì kinh nguyệt bạn nên thay băng thường xuyên khoảng 4 tiếng m.ột lần và vệ sinh bằng nước ấm
Do yếu tố bệnh lý
Đây cũng là nguyên nhân chậm kinh nguy hiểm mà không ít trường hợp nữ giới gặp phải, có trường hợp trễ kinh và kèm các dấu hiệu khác như:
- Trễ kinh và khi có kinh có mùi hôi tanh khó chịu, máu kinh vón cục và có màu sắc bất thường
- Thường bị đau bụng dưới nhiều và cả người ê ẩm trong những ngày hành kinh
- Rong kinh kéo dài khi tới kì kinh nguyệt, người cảm thấy mệt mỏi, choáng váng
Những biểu hiện kể trên chính là dấu hiệu chậm kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu bất thường này tốt nhất bạn nên báo cho phụ huynh biết để được đi khám sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Bạn bị rối loạn kinh nguyệt HỎI BÁC SĨ NGAY TẠI ĐÂY.
Chậm kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì
Như đã nói ở trên, lúc này các cơ quan chưa hoàn thiện nên việc chậm kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì là hoàn toàn có thể xảy đến. Tuy nhiên nếu đến kì kinh mà các yếu tố vấn đảm bảo bình thường như màu máu. Hay cơ thể không có gì bất thường thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm, bởi đó chỉ là do rối loạn sinh lý.
Tuy nhiên nếu trường hợp trót có quan hệ tình dục hoặc khi có kinh lại thấy những biểu hiện bất thường ở cơ thể và màu máu kinh. Bạn cần hết sức cẩn thận và có biện pháp đi khám sớm nhằm phát hiện chính xác xem bản thân đang có thai hay mắc căn bệnh phụ khoa nào đó để có hướng xử lý kịp thời.